fbpx

Uống nhiều nước có tốt không: Thừa không được, thiếu không xong

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

Uống nước không đủ có thể gây hại hầu hết các bộ phận trong cơ thể nhưng uống nhiều nước có tốt không? Vừa đủ là tốt nhất vì uống quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường sống, thể trạng, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hàng ngày…

Nếu bạn là người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn. Hay vào mùa hè thì cần uống nhiều hơn mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể giảm uống nước lại bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định. Tiến sĩ William Roberts, người sáng lập Viện Y học Thế giới đã đưa ra vài lời khuyên sau:

  • Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
  • Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa.

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

Thừa nước gây ảnh hưởng đến cơ thể thế nào?

Sưng các tế bào dẫn đến sưng não

Trong cơ thể có rất nhiều các ion natri và kali tự do hoạt động như chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng giữa tế bào và máu. Khi lượng nước đột ngột tăng nhiều khiến nồng độ chất điện giải giảm, nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Điều này làm cho tế bào sưng lên thậm chí có thể dẫn đến sưng não rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Hạ nhanh kali trong máu

Cách giải phóng nước nhanh nhất khi cơ thể thừa nước là thông qua việc đổ mồ hôi và đi tiểu từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể. Nhưng tình trạng này thường xuyên lặp lại trong ngày có thể gây hạ kali với triệu chứng như nôn mửa, huyết áp thấp, tê liệt và tiêu chảy.

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

Hiện tượng chuột rút

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.

Gây động kinh

Uống quá nhiều nước có thể gây căng thẳng quá mức lên tim do lượng máu về tim tăng lên và cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

Uống quá nhiều nước ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, yếu thận, suy thận…

Tổn thương não, có nguy cơ tử vong

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước.
Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

5 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang thừa nước

Luôn mang theo chai nước đi bất kỳ đâu

Bạn không yên tâm khi đi ra ngoài mà không có chai nước. Điều này chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước mỗi ngày.

Uống ngay cả khi không khát

Khát là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang cần được bổ sung nước. Tuy nhiên, nếu liên tục uống nước ngay cả khi không khát thì chứng tỏ bạn đang mắc chứng nghiện nước.

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

Nước tiểu trong veo

Nước tiểu có màu vàng đậm chắc chắn là không tốt cho sức khỏe nhưng nếu trong veo như nước cất thì cũng không hoàn toàn tốt. Vì theo Bệnh viện Cleveland (Mỹ), nước tiểu trong suốt nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước.

Đối với hầu hết mọi người, uống từ 8-10 ly nước một ngày được coi là bình thường. Nhưng điều này không phải áp dụng cho tất cả bởi còn phải tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, và mức độ tập thể dục của mỗi cá nhân.

Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn 10 lần trong ngày

Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6-8 lần trong một ngày. Nếu bạn thấy mình đi tiểu hơn 10 lần một ngày, có thể bạn nạp nhiều nước hơn nhu cầu cơ thể.

Đau đầu, mệt mỏi

Khi uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần, hàm lượng natri trong máu giảm, khiến cho các tế bào giãn ra. Kết quả là não có thể bị sưng và bạn có thể bị đau đầu.

Uống nhiều nước có tốt không? Nhiều quá chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn, thậm chí có thể phản tác dụng. Mà quá ít cũng có hệ quả tương tự. Vậy phải uống nước thế nào cho đúng?

Tay, môi và bàn chân sưng hoặc đổi màu

Trong nhiều trường hợp hạ natri máu khiến da tay, chân và môi đổi màu. Ngoài ra, khi các tế bào khắp cơ thể bị sưng lên, da cũng có xu hướng sưng theo. Hơn nữa, những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do nước trong máu dư thừa.

Câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Uống nhiều nước có tốt không?” chính là: Không hề tốt. Cần lắng nghe cơ thể bạn để biết khi nào cần uống thêm nước và khi nào ngưng.

Fb comment
Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy nó hữu ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon