TRANG CHỦ
TÀI KHOẢN
Cơ bản có 2 kiểu ngồi khi đi vệ sinh. Đó là ngồi xổm và ngồi bệt. Trong đó, kiểu ngồi bệt phổ biến hơn. Vì nhiều người cho rằng nó trông có vẻ sạch sẽ hơn, thuận tiện và đỡ mỏi chân hơn.
Tuy nhiên, ngồi bệt lại là tư thế đi vệ không đúng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Rất nhiều nhà khoa học đã đưa ra chứng cứ chứng minh điều này. Trong đó có Tiến sĩ Mercola và Tiến sĩ OZ. Họ cho rằng, ngồi bệnh khi đi vệ sinh sẽ tạo áp lực rất lớn cho ruột, thậm chí là cơ vòng hậu môn. Nguyên nhân là cửa ruột không thể mở hoàn toàn.
Thêm vào đó, các nhà khoa học còn cho biết vách đại tràng không đồng nhất về cấu tạo. Một vài chỗ có vách ngăn yếu so với các phần còn lại. Khi đi vệ sinh kiểu ngồi bệt, áp lực đào thải những chất dư thừa qua ruột sẽ tăng đáng kể. Khi đó niêm mạc ở những chỗ đại tràng yếu sẽ bị đẩy ra khỏi vách ngăn. Điều này sẽ tạo thành những túi nhỏ. Các túi này có kích thước từ 2-6 cm và dễ bị viêm túi thừa đại tràng.
Tư thế đi vệ sinh đúng cách phải tạo thành 1 góc 35 độ giữa phần thân trên và chân. Đây cũng chính là tư thế ngồi xổm. Ở góc nghiêng này, ruột kết sẽ được giữ thẳng. Phân sẽ dễ dàng được tống ra ngoài. Trong khi đó, ở tư thế ngồi bệt (góc 90 độ), ruột kết sẽ bị thắt ở ống hậu môn và tạo thành đường cong. Điều này khiến phân khó bị tống hết ra ngoài. Đồng thời gian tăng thêm áp lực cho hậu môn và xương chậu.
Việc gia tăng áp lực quá mức lên hậu môn, xương chậu và ruột khi đi vệ sinh sai cách một thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề sau:
Tình trạng này sẽ có cơ hội “hành hạ” khi bạn đi vệ sinh sai cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ và uống ít nước.
Bệnh hình thành do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn quá mức. Một trong những nguyên nhân gây ra điều này chính là hậu môn phải thường xuyên chịu áp lực quá lớn. Biểu hiện thường thấy của bệnh là đại tiện ra máu kèm cảm giác đau rát dữ dội.
Phân tích tụ nhiều ngày trong đại tràng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm. Một trong những tác nhân gây ra sự tích tụ này là tư thế đi vệ sinh không đúng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm được mối liên hệ giữa tình trạng tích tụ phân trong đại tràng với bệnh ung thư. Bởi khi đó, cơ thể không thể hấp thụ thêm chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu năng lượng có thể dẫn đến suy yếu sức đề kháng và gây rối loạn tăng sinh tế bào.
Ngồi bệnh khi đi vệ sinh sẽ khiến phần cuối của ruột già bị xệ. Ngoài ra, nó còn tạo áp lực lớn lên hậu môn. Những điều này vô tình gia tăng thêm gánh nặng cho khung xương chậu.
Người ta thống kê được rằng trên thế giới có hơn 1,2 tỷ người ngồi xổm khi đi vệ sinh. Và điều này giúp họ tránh được các rắc rối với đường tiêu hóa, nhất là bệnh viêm túi thừa đại tràng.
Nếu bạn đã quen với cách ngồi bệt và quan trọng hơn là nhà và cơ quan chỉ có nhà vệ sinh kiểu này thì phải làm sao? Câu trả lời rất đơn giản. Bạn chỉ cần kê ở chân một cái ghế ở chân hoặc nghiêng mình ra phía trước nhiều hơn khi đi ngoài là đã có thể tạo thành góc 35 độ lý tưởng.
Ngoài việc quan tâm đến tư thế ngồi, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây để đi vệ sinh đúng cách:
Ở hậu môn có nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là vi khuẩn có hại. Bình thường, chúng ở trạng thái cân bằng. Do đó, bạn cần vệ sinh đúng cách để không làm mất sự cân bằng này. Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng nước muối loãng để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh.
Điều này không những tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giúp bạn giảm được tình trạng viêm hoặc sưng. Sau khi dùng nước muối, bạn nên lau lại bằng giấy mềm. Mục đích là tránh gây ẩm ướt hậu môn và không tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Nếu đại tiện chỉ diễn ra trong khoảng 2 phút thì bạn có thể kiểm soát được 70% nguy cơ mắc bệnh liên quan hệ tiêu hóa. Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học và bác sĩ chứng minh trong thực tế. Ngoài ra, việc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh có thể khiến chân bị mỏi và dễ dẫn đến chuột rút. Tình trạng này phổ biến ở người lớn tuổi hơn người trẻ.
Để kiểm soát tốt thời gian đi vệ sinh, bạn cần tập trung. Đừng sử dụng điện thoại, đọc sách báo hay hút thuốc trong lúc đi vệ sinh. Những chuyện này ngoài việc khiến bạn phân tâm khi đi vệ sinh, nó còn ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu. Nguyên do là không gian nhà vệ sinh chật hẹp và ngồi lâu gây thiếu oxy lên não.
Bạn nên đi vệ sinh ngay khi mắc. Một số người có thói quen nhịn đi tiểu hoặc đại tiện bởi tâm lý “để cho xong việc này đã”. Lâu dần, bàng quang sẽ bị giãn, áp lực lên đại tràng và hậu môn sẽ rất lớn. Những điều này không những làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể mà nó còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Phổ biến nhất là tình trạng viêm nhiễm.
Kính chúc quý đọc giả luôn mạnh khỏe và bình an!
Kênh Fanpage có nhiều thông tin hữu ích: Viinus Care
Cre: TDT