fbpx

99% các bệnh ung thư là do chúng ta tự đầu độc đại tràng của mình

ung-thu-dai-trang-triviemdaitrang

Trong 10.000 trường hợp ung thư thì 99% là chúng ta tự đầu độc mình. Ung thư là sự trả thù của tự nhiên, bởi con người sử dụng thức ăn sai lầm. Nếu chúng ta ăn uống khoa học thì không chỉ ngừa được ung thư đại tràng mà còn ngừa được hầu hết các bệnh ung thư khác.

Ngày xưa các cụ đã dạy: “Bệnh từ miệng vào, vạ từ dạ ra”. Nếu như chúng ta quan tâm đến việc ăn uống hợp lý và khoa học thì không chỉ ngừa được ung thư đại tràng mà còn ngừa được hầu hết các bệnh ung thư khác.

“Khi phẫu thuật 280 tử thi các nhà khoa học đã nhận thấy trong đó có 240 tử thi đại tràng bị biến dạng, bên vách trong đại tràng có bám rất nhiều các cục to, cứng như đá.

Cùng với những kiến thức đã nghiên cứu các nhà khoa học khẳng định rằng: “Chúng tôi có thể hoàn toàn tự tin mà công bố rằng hơn 90% những căn bệnh hành hạ con người là do táo bón. Bởi, những chất độc đáng lẽ phải thải ra kịp thời nhưng lại tích tụ trong cơ thể chúng ta”.

Trong cuốn sách Điều trị ung thư của bác học Golzen người Đức có đoạn nói rằng: “Ung thư là sự trả thù của tự nhiên, bởi con người sử dụng thức ăn sai lầm. Trong 10.000 trường hợp ung thư thì 9.999 trường hợp là do sự đầu độc từ phân của chính mình. Chỉ có 1 trường hợp là do sự biến đổi mà thoái hóa mà thôi”, lương y Nguyễn Hữu Khai, nguyên TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết.

ung-thu-dai-trang-luong y nguyen huu khai

Đại tràng của con người dài khoảng 2m, được cấu trúc 4 lớp. Bên trong đại tràng có rất nhiều vi khuẩn, tổng số có khoảng hơn 500 loại vi khuẩn sống trong đại tràng. Trong đó, hầu hết là vi khuẩn có lợi.

Đại tràng có nhiệm vụ biến các chất xơ thành các loại axit amin, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.  Các loại vi khuẩn luôn sinh ra và chết đi trong đại tràng. Mỗi ngày có 17.000 tỷ con vi khuẩn được đẩy ra theo phân. Số lớn vi khuẩn có lợi luôn lấn át làm vi khuẩn có hại không phát triển và không gây bệnh được.

Việc sinh sôi phát triển của vi khuẩn tạo ra nhiệt làm ấm đại tràng và toàn bộ khung bụng. Đồng thời, làm ấm những dòng máu chảy qua khung bụng rồi đem đi sưởi ấm các nơi khác.

Người xưa coi đại tràng là một lò sưởi ấm cơ thể trong việc phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đại tràng cũng ức chế sự phát triển của các tế bào lạ (còn gọi là tế bào ung thư). Chỉ vậy thôi cũng đã thấy sự quan trọng của các loại vi khuẩn có lợi trong đại tràng.

Vậy mà con người nhiều khi không để ý tới, không chăm lo nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi này mà nhiều khi còn thẳng tay tiêu diệt nó.

Ví dụ như khi bị viêm, nhiễm trùng nhẹ có nhiều cách để chữa nhưng người ta thường dùng kháng sinh uống để cho nhanh khỏi. Thuốc kháng sinh khi vào đại tràng đã làm chết hầu hết các vi khẩn có lợi. Nhiều người dùng kháng sinh dài ngày đã làm cho vi khuẩn có lợi chết hầu hết mà không hồi phục được.

Cho nên, cứ phải uống men tiêu hóa hay men vi sinh mới tiêu hóa được. Vi khuẩn có lợi trong đại tràng mỗi ngày chỉ cần chúng ta cung cấp vài chục gram chất xơ để nó sinh sống và phát triển. Thế nhưng, nhiều người cũng không làm được điều đấy.

“Có những người quan niệm rằng trong điều kiện đầy đủ, đồ ăn thường ép và tinh lọc cho nhẹ nhàng và bổ dưỡng, hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều. Có những người mỗi bữa ăn chỉ vài lát thịt, một lát bánh mì với bơ sữa. Nhưng họ không hề biết rằng, về dinh dưỡng có thể đủ nhưng sau mỗi bữa như thế thì gần như không tạo thành phân mà chỉ tồn tại một lớp váng phân bên trong đại tràng.

Những váng phân này bám vào vách đại tràng giống như người ta trát dần các lớp vữa lên tường. Cứ như thế một thời gian dài các cục phân bám ở vách đại tràng ngày một to lên.

Tới tuối 40 trở đi, nhiều người bên trong đại tràng có những cục phân to như hạt nhãn, rắn như đá, bám vào vách đại tràng làm đại tràng rúm lại, gây cản trở lưu thông tiêu hóa. Ngoài ra, do cách ăn uống như trên cũng không có chất xơ cung cấp cho vi khuẩn có lợi làm nó chết dần đi”, lương y Nguyễn Hữu Khai thông tin thêm.

Đồ ăn được đưa vào dạ dày sau 3 đến 4 giờ thì đã được chuyển hết xuống ruột. Khi đồ ăn được chuyển vào đại tràng thì sự chuyển dịch rất chậm chạp, qua 2m đại tràng phải mất từ 18-21 giờ. Sau đó, tạo thành phân đọng ở đoạn xích ma đại tràng. Trong phân có rất nhiều độc tố tích từ đồ ăn nước uống với hàm lượng thấp cho nên chúng ta không bị ngộ độc. Những độc tố này được hệ thống tiêu hóa đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen nhịn đại tiện hoặc táo bón không đại tiện hàng ngày được. Những độc tố ở phân sẽ thấm vào mạch máu rồi trở về gan, tạo thành các u cục trong gan làm cho mặt gan thô, làm giảm chức năng gan, từ đó gây nhiều bệnh khác như mụn nhọt, ung thư…

“Đã đến lúc chúng ta cần phải cảm thương cho 2 mét đại tràng tội nghiệp mà quan tâm đến nó. Muốn cho khỏe mạnh phải ăn ngon, ngủ say và làn da mịn màng tươi trẻ và phòng ngừa ung thư thì tuyệt đối không để bị táo bón. Hãy thay đổi ngay cách ăn uống”, lương y Nguyễn Hữu Khai nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, hiện nay viêm đại tràng là một căn bệnh phổ biến. Theo thống kê mới nhất có khoảng 15-20% dân số mắc bệnh và con số này đang có xu hướng gia tăng. Bệnh thường khởi phát sau một vài đợt cấp tính, nhưng do sự chủ quan của người bệnh, không điều trị dứt điểm khiến viêm đại tràng cấp tính cứ tái đi tái lại rồi chuyển dần thành mạn tính với các tần suất nhiều hơn và nặng hơn.

Viêm đại tràng mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách, dứt điểm sẽ thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần làm cho các tổn thương khu trú hoặc lan tỏa trên biểu mô niêm mạc đại tràng trở nên sâu rộng dẫn đến loét, sung huyết, xuất huyết. Khi tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, thành đại tràng trở nên mỏng manh và có thể gây thủng đại tràng.

Đặc biệt, những người có thâm niên bị bệnh từ 8 đến 10 năm trở lên, các tế bào biểu mô sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển biến thành ung thư đại tràng. Ngoài ra, viêm đại tràng mãn tính cũng có thể gây ra một số biến chứng ngoài đường tiêu hóa như viêm khớp, viêm da, thiếu máu, viêm gan, viêm mắt, loãng xương…

admin ViNus Care

Fb comment
Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy nó hữu ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon